0983 221 004

Trong ngày 22 và 23 tháng 9 vừa qua tại tỉnh Thái Bình, Ban lãnh đạo Công ty cổ phần Sharefarm do ông Lương Văn Hùng – Chủ tịch HĐQT làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc hiệu quả với Cục bảo vệ thực vật, Chi cục bảo vệ thực vật các tỉnh, các doanh nghiệp và bà con nông dân tỉnh Thái Bình trong vấn đề xuất khẩu trái ớt tươi. Trong thời gian tới, các cơ sở sản xuất, đóng gói và tiêu thụ trái ớt tươi xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ còn gặp nhiều trở ngại nếu không đáp ứng được các biện pháp kiểm dịch thực vật theo yêu cầu của Tổng Cục Hải quan Trung Quốc (GACC).

Hình 1: Đoàn công tác tham gia lớp tập huấn phổ biến các quy định KDTV đối với trái ớt tươi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Thực tế, ớt là một loại gia vị có vị cay nồng không thể thiếu trong các bữa ăn của chúng ta, đồng thời cũng coi như một loại rau quả cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất, hợp chất, vi lượng,…cho con người. Tuy nhiên, phần lớn ớt hiện nay chỉ tiêu thụ nội địa, dẫn đến tình trạng dư thừa cho mặt hàng này, giá cả sụt giảm trong khi nhu cầu tiêu thụ quốc tế là rất lớn, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, Ấn Độ.

Hình 2: Ông Lương Văn Hùng – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Sharefarm phát biểu tại hội nghị

Nhằm giải quyết vấn đề cho người nông dân cả về sản lượng và giá cả, Ban lãnh đạo Công ty cổ phần Sharefarm đã tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng những vấn đề liên quan đến trái ớt tươi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Tại lớp tập huấn, toàn thể cán bộ công ty đã được trang bị và trau dồi những kiến tức cơ bản, bổ sung những kiến thức mới, những tình huống về quản lý, kiểm tra, đánh giá, giám sát vùng trồng và cơ sở đóng gói.

Hình 3: Cơ sở đóng gói được xây dựng trên diện tích lớn với trang thiết bị được điều khiển thông qua tự động hoá.

Hình 4: Hệ thống kho lạnh bảo quản sản phẩm.

Hình 5: Ông Lương Văn Hùng trực tiếp kiểm tra chất lượng sản phẩm trong kho

Cụ thể, quy trình thực hiện cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói, Lệnh 248, danh sách các loài sinh vật bị cấm trên ớt xuất khẩu sang Trung Quốc, yêu cầu cụ thể đối với cơ sở đóng gói, mã vùng trồng và các kiến thức khác đã được phổ biến rõ ràng trong lớp tập huấn. Đồng thời, đoàn công tác cũng trực tiếp tiến hành tham quan cơ sở đóng gói kiểu mẫu và khảo sát vùng trồng ớt thực tế tại tỉnh Thái Bình.

 

Hình 6: Ban lãnh đạo đi thăm vùng trồng và trực tiếp trao đổi với người nông dân.

Thông qua đào tạo và khảo sát trực tiếp, lớp tập huấn đã giúp các doanh nghiệp hiểu rõ về thị trường và cơ chế xuất khẩu trái ớt tươi. Từ đó hỗ trợ phát triển thị trường hàng hoá xuất khẩu, hạn chế tiêu thụ qua đường tiểu ngạch và tháo gỡ rào cản lưu thông hàng hoá trên trường quốc tế.

Hình 7: Chất lượng trái ớt tươi được trực tiếp kiểm tra

Về phía Công ty cổ phần Sharefarm, Ban lãnh đạo công ty cũng sẽ đưa ra những định hướng nhất định về xuất khẩu nông sản nói chung và trái ớt tươi nói riêng. Trong thời gian tới, công ty sẽ thực hiện việc hợp tác, liên doanh, liên kết với các vùng trồng và cơ sở đóng gói được cấp mã chứng nhận để xuất khẩu loại gia vị này. Hy vọng rằng, chính vị cay nồng của trái ớt sẽ đem đến những thay đổi tích cực trong diện mạo cuộc sống của người nông dân hiện tại.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *