0983 221 004

Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva vừa tiếp tục cảnh báo, nền kinh tế thế giới năm 2023 sẽ đối mặt với nhiều khó khăn. Châu Âu đang có một mùa đông lạnh giá và mùa đông năm sau sẽ càng khó khăn hơn nữa khi Liên minh châu Âu (EU) tìm cách chấm dứt sự phục thuộc vào năng lượng của Nga. Đây cũng là nhận định của Thủ tướng Đức Olaf Scholz và người đống cấp Anh Rishi Sunak khi cả 2 đều thừa nhận những khó khăn này sẽ không mất đi trong năm tới trong bài phát biểu năm mới 2023 của mình.

Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ thế giới (IMF) – Bà Kristalina Georgieva

Người đứng đầu IMF nhận định thêm, năm 2023 sẽ là một năm khó khăn hơn cả đối với hầu hết các nền kinh tế  thế giới khi cả 3 nền kinh tế lớn nhất thế giới lầ Mỹ, Liên minh Châu Âu và Trung Quốc đều tăng trưởng chậm. Mỹ có tình hình lạc quan hơn và nước nàu có thể tránh được nguy cơ suy thoái vào năm 2023.

Nhờ vào thị trường lao động mạnh mẽ, Mỹ có thể thoát khỏi đình trệ vào năm tới. Theo số liệu báo cáo việc làm hàng tháng công bố ngày 2/12, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ giữ ổn định ở mức 3,7% vào tháng 11/2022 và tạo ra thêm 263.000 việc làm mới. Các nhà kinh tế dự báo tỷ lệ thất nghiệp sẽ không thay đổi và nước này sẽ có thêm 185.000 việc làm. Khả năng phục hồi của Mỹ là khả thi. Tuy nhiên, thực tế này cũng tiềm ẩn rủi ro vì nó cản trở quá trình FED đạt được mục tiêu trong việc đưa lạm phát của Mỹ trở lại con số cân bằng. 

Sau Covid-19, xung đột Nga – Ukraina khiến kinh tế thế giới rơi vào bờ vực suy thoái 

Ở chiều ngược lại, cuộc xung đột Nga – Ukraina đã đặt nền kinh tế châu Âu trong trạng thái kìm kẹp suốt thời gian qua. Tác động lan rộng của cuộc xung đột ảnh hưởng mạnh đến giá lương thực và năng lượng, lạm phát tăng mạnh trên toàn cầu, dẫn đến các điều kiện tài chính thắt chặt, chặn đứng con đường phục hồi và tăng trưởng của kinh tế thế giới. Thêm vào đó, sự suy giảm kinh tế đồng thời ở Mỹ, châu Âu và Trung Quốc cũng đóng góp không nhỏ vào nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2023. 

Theo bà Georgieva, lần đầu tiên trong 40 năm tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc năm 2022 sẽ có thể bằng hoặc thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Bên cạnh đó, sự bùng phát của các ca nhiễm Covid-19 dự báo tăng mạnh trong mấy tháng tới khả năng sẽ tác động nhiều hơn đến nền kinh tế Trung Quốc trong năm nay, khiến tốc độ tăng trưởng của khu vực cũng như thế giới chậm lại. Cùng với tình hình đó, một nửa Liên minh châu Âu (EU) sẽ suy thoái trong năm 2023.

Triển vọng của các nền kinh tế mới nổi thậm chí còn tồi tệ hơn vì mức nợ cao và đồng USD tăng mạnh. IMF dự đoán năm 2023, 1/3 nền kinh tế toàn cầu sẽ đối mặt với tình trạng suy thoái. Tăng trưởng kinh tế thế giới chỉ đạt 2,7% thay vì mức dự báo 2,9% đưa ra vào hồi tháng 7/2022.

Theo Trang Phạm

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *