0983 221 004

Giá lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long vẫn ở mức khá cao so với vụ Đông Xuân năm ngoái mặc dù có sự giảm giá nhẹ ở một số loại tuần qua. Năm nay, bà con nông dân rất phấn khởi nhờ được mùa, được giá.

Số liệu từ Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn cho thấy giá lúa tại Sóc Trăng như sau:

  • Đài thơm 8: 8.000đ/kg, giảm 100đ/kg
  • ST24: 8.500đ/kg, giảm 100đ/kg
  • OM 4900: 6.700đ/kg, giảm 100đ/kg

Tại Cần Thơ, giá lúa vẫn ổn định như lúa Jasmine là 7.600đ/kg và OM 4218 là 6.600đ/kg; còn giống lúa IR 50404 ở mức 6.200đ/kg, giảm 600đ/kg.

Người dân đang hối hả thu hoạch khi lúa được mùa, được giá

Còn tại tỉnh An Giang, lúa đang được thương lái thu mua tại vựa với mức giá như sau:

  • OM 18: 6.600-6.800đ/kg
  • OM 5451: 6400-6.600đ/kg
  • Đài thơm 8: 6.700-6.800đ/kg, giảm 100đ/kg
  • Nàng hoa 9: 6.500-6.700đ/kg
  • IR 50404: 6.300-6.500đ/kg

Với lúa nếp, nếp An Giang có giá từ 5.600-5.900đ/kg, nếp Long An từ 6.600-6.800đ/kg, giảm 100đ/kg.

Hiện nay, tỉnh An Giang đang đẩy mạnh sản xuất lúa chất lượng cao có liên kết với doanh nghiệp. Phấn đấu đến năm 2025, phát triển khoàng 100.000ha chuyên canh loại này. Ngoài ra, An Giang cũng phấn đấu đến năm 2025, có khoảng 70-80% diện tích lúa chất lượng cao xuất khẩu được cấp mã số vùng trồng theo tiêu chuẩn xuất khẩu.

Còn tại Tiền Giang, nông dân đang khẩn trương thu hoạch lúa vụ Đông Xuân. Vụ này, nông dân Tiền Giang trúng mùa, trúng giá nên việc thiêu thụ hàng hoá đầu vụ khá thuận lợi. So với vụ Đông Xuân năm trước, giá lúa đầu vụ tăng từ 5.00-1.000đ/kg tuỳ giống, thu nhập bình quân đạt 30 triệu đồng/ha.

Huyện ven biển Gò Công Đông là một trong những vùng trồng lúa chất lượng cao nổi tiếng ở Tiền Giang, giá các giống lúa chủ lực của địa phương trong những ngày qua đều tăng khá so với vụ Đông Xuân năm trước. Điển hình như giống ST24, ST25 thương lá thu mua từ 7.200-7.300đ/kg, Nàng hoa 9 là 7.100-7.200đ/kg, OM 5451 là 6.800đ/kg, Đài Thơm 8 là 7.000đ/kg…

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá lúa tăng, giảm không đồng nhất giữa các địa phương tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trong tháng 2/2020.

 

Giá lúa gạo tăng giảm không đồng nhất ở các địa phương nhưng vẫn giữ được ở mức cao

Về xuất khẩu, giá gạo 5% tấm được chào bán ở mức 440-445 USD/tấn, giảm so với mức từ 457 USD/tấn một tuần trước, do nguồn cung tăng trong vụ thu hoạch Đông Xuân.

Các thương nhân cho biết giá lúa có thể giảm hơn nữa khi vụ thu hoạch đạt đỉnh trong tháng này nhưng nhu cầu tăng mạnh trên phạm vi toàn cầu sẽ ngăn chặn sự suy giảm rõ rệt.

Trong tuần này, giá gạo ở Ấn Độ cũng đã giảm do nhu cầu người mua ở Châu Phi giảm, trong khi Bangladesh tìm cách kiểm soát lượng gạo tích trữ để kiểm soát tỷ giá nội địa tăng cao tác động lên mặt hàng gạo chủ lực.

Giá gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ giảm xuống còn từ 390-395 USD/tấn từ mức 397-404 USD/tấn, mức cao nhất trong vòng hai năm do ảnh hưởng bởi sự mất giá của đồng rupee.

Hoạt động mua hàng từ các nước Châu Phi đã chậm lại một chút do giá gạo tăng gần đây. Ấn Độ – nước xuất khẩu hàng đầu thế giới – đang nỗ lực kiềm chế đà tăng giá gạo trong nước. Hai nguồn tin từ Chính phủ cho biết Ấn Độ không có kế hoạch dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo tấm và cắt giảm mức thuế 20% đối với gạo trắng xuất khẩu.

Tại Bangladesh, giá gạo nội địa vẫn tăng mặc dù mùa màng bội thu và lượng dự trữ cao, nguyên nhân là do các đại lý tăng cường tích trữ. 

Giá gạo 5% tấm của Thái Lan được niêm yết ở mức 450 USD/tấn, giảm nhẹ so với mức tương ứng 460 USD/tấn vào tuần trước.

Mặc dù có sự tăng giảm khác nhau trong giá lúa của các khu vực, giá lúa hiện nay vẫn giữ được ở mức cao vì mới đầu mùa. Thời gian tới giá sẽ tiếp tục điều chỉnh khi vào đỉnh vụ.

Theo Linh Lang

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *