0983 221 004

Việc chặt bỏ hồ tiêu để trồng sầu riêng đang tiếp tục diễn ra tại tỉnh Đồng Nai do sầu riêng đang có giá cao và được xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai, năm qua, nông dân trên địa bàn tỉnh đã chặt bỏ khoảng 5.600 ha hồ tiêu.

Năm 2018, diện tích trồng hồ tiêu của Đồng Nai là gần 17.000 ha, nhưng đến nay đã giảm còn khoảng 11.400 ha. Năng suất hồ tiêu hiện nay cũng giảm khoảng 30% so với trước do giá tiêu xuống thấp, nông dân Đồng Nai giảm đầu tư và không chú trọng chăm sóc vườn tiêu.

Người dân Đồng Nai hiện nay ưa thích trồng sầu riêng hơn hồ tiêu vì sầu được giá

Hồ tiêu là loại cây đòi hỏi nhiều công chăm sóc, dễ bị sâu bệnh mà những năm qua, giá hồ tiêu xuống thấp khiến người dân không còn mặn mà với giống cây này. Ngoài ra, trong thời kỳ tiêu được giá, người dân đua nhau trồng loại cây này. Thậm chí một số hộ trồng tiêu trên đất không phù hợp dẫn đến năng suất rất thấp. 

Trước năm 2018, giá hồ tiêu tăng cao nên nông dân Đồng Nai ồ ạt chặt bỏ nhiều loại cây để trồng hồ tiêu. Do phát triển nóng nên diện tích hồ tiêu trên địa bàn tỉnh vượt quy hoạch hàng nghìn ha. 

Những năm truước, nguời dân chặt tiêu để làm mít, bưởi. Các loại trái cây này giảm giá và bà con chuyển hướng sang trồng sầu riêng.

Cũng trong năm 2018, Đồng Nai có khoảng 15.000 ha mít, bưởi, sầu riêng (mỗi loại khoảng 5.000 ha) nhưng tới nay, tỉnh có trên 9.000 ha mít, trên 10.300 ha bưởi và gần 11.500 ha sầu riêng.

Trồng hồ tiêu đòi hỏi nhiều công chăm sóc, thu hái và đầu tư

Bức tranh phá cây này, trồng cây khác không chỉ diễn ra ở Đồng Nai mà còn tại nhiều địa phương khác trên cả nước. Điều này ảnh hưởng không tốt đến bức tranh chung của mặt hàng đó cả về số lượng, chất lượng và giá thành.

Hồ tiêu là cây trồng chủ lực của Đồng Nai với thị trường xuất khẩu đi khắp thế giới. Ngành nông nghiệp khuyến cáo người dân chỉ chặt bỏ tiêu già cỗi, tuyệt đối không nên chặt bỏ hồ tiêu mới trồng, đang thu hoạch tốt. 

Thay vào đó, để tăng lợi nhuận, bà con nên trồng xen canh các loại cây khác trong vườn. Đồng thời, áp dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác để giảm thiểu chi phí; tăng cường liên kết, áp dụng quy trình sản xuất sạch, canh tác an toàn để tăng giá trị của hồ tiêu.

Theo An Nhi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *