0983 221 004

Bức tranh xuất khẩu của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm

Trong 2 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam ước đạt 96 tỷ USD, giảm 13,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, kim ngạch xuất nhập khẩu giảm lần lượt là 10,4% (tương đương 49,44 tỷ USD) và 16% (tương đương 46,62 tỷ USD).

Cán cân thương mại của nước ta trong tháng 2 thặng dư 2,3 tỷ USD. Theo đó, trong 2 tháng đầu năm, Việt Nam xuất siêu 2,82 tỷ USD trái ngược với cùng kỳ năm trước khi nhập siêu 0,3 tỷ USD. Cụ thể, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 3,69 tỷ USD còn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 6,51 tỷ USD.

Về xuất khẩu, trong 2 tháng đầu năm 2023, có 8 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD, chiếm 69,9% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, có 3/8 mặt hàng xuất khẩu đạt trên 5 tỷ USD, chiếm 45,9%.

Kim ngạch xuất nhập khẩu trong 2 tháng đầu năm 2023 giảm so với cùng kỳ năm ngoái

Xét về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu, hàng nhiên liệu và khoáng sản ước đạt 652 triệu USD, chiếm 1,3%; hàng công nghiệp chế biến ước đạt 44,38 tỷ USD, chiếm 89,8%; hàng nông, lâm sản ước đạt 3,4 tỷ USD, chiếm 6,9%; hàng thuỷ sản ước đạt 1,01 tỷ USD, chiếm 2%.

Về nhập khẩu, có 13 mặt hàng nhập khẩu đạt giá trị trên 1 tỷ USD trong 2 tháng đầu năm, chiếm 69,1% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, 2/13 mặt hàng nhập khẩu đạt trên 5 tỷ USD, chiếm 39,3%.

Xét về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu, hàng tư liệu sản xuất ước đạt 43,64 tỷ USD, chiếm 93,6%, trong đó, máy móc, thiết bị và dụng cụ phụ tùng chiếm 46,3%; hàng nguyên, nhiên, vật liệu chiếm 47,3%; hàng vật phẩm tiêu dùng chiếm 6,4% với trị giá ước đạt 2,98 tỷ USD.

Theo Bộ Công Thương, xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam đến các thị trường chủ lực đều giảm so với cùng kỳ năm 2022. Cho đến nay, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 13,1 tỷ USD nhưng giảm 21% so với cùng kỳ. Xuất khẩu sang các thị trường khác như EU đạt 6,9 tỷ USD, giảm 4,2%; ASEAN đạt 4,6 tỷ USD, giảm 8%; Hàn Quốc đạt 3,5 tỷ USD, giảm 5,7%; Nhật Bản đạt 3,2 tỷ USD, giảm 5,9%,…

Indonesia – điểm nhấn xuất khẩu trong khối ASEAN

Bộ Công Thương cho biết, riêng đối với thị trường ASEAN, Indonesia là một trong những thị trường nhập khẩu có tiềm năng lớn của Việt Nam. Số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy, kim ngạch xuất khẩu sang Indonesia trong 2 tháng đầu năm đạt 758,91 triệu USD, giảm khoảng 3,94% so với cùng kỳ năm ngoái.

Các mặt hàng xuất khẩu sang Indonesia bao gồm: thuỷ sản, cafe, hoá chất, chất dẻo nguyên liệu, dệt may, giày dép, nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày, sắt thép các loại,…

5 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu sang Indonesia lớn nhất trong 2 tháng đầu năm 2023

Trong đó, gạo là mặt hàng xuất khẩu sang Indonesia tăng đột biến với kim ngạch xuất khẩu đạt 67,31 triệu USD, tăng gấp 304,55 lần so với cùng kỳ năm 2022. Bên cạnh giá trị thì sản lượng gạo xuất khẩu sang Indonesia cũng tăng gấp 338,32 lần so với cùng kỳ, đạt khoảng 143,79 tấn.

Theo Bộ Nông nghiệp, lượng gạo tiêu thụ tại Indonesia đạt khoảng 93 kg/người/năm, tổng nhu cầu tiêu thụ đạt khoảng 30,1 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, sản xuất lúa gạo tại Indonesia không hiệu quả, giá thành cao dẫn đến nông dân không mặn mà trồng lúa khiến năng suất và chất lượng lúa gạo đều không cao.

Vì vậy, Indonesia nhập khẩu từ các đối tác số lượng gạo hằng năm tương đối lớn và ổn định trong nhiều năm gần đây. Thị trường nhập khẩu chính là Pakistan, Việt Nam, Thái Lan và Ấn Độ. 

Tham tán Thương vụ Việt Nam tại Indonesia cho biết, Indonesia sẽ tiếp tục nhập khẩu gạo phục vụ dự trữ quốc gia với mục tiêu 2,4 triệu tấn trong năm 2023, mặc dù hiện nay nông dân nước này đang vào vụ thu hoạch lúa chín.

Theo Dương Bình

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *